h1

h2

h3

h4

h5
h6
10 Lưu Ý Để Tối Ưu Cho Quá Trình Nitrat Hóa

10 LƯU Ý ĐỂ TỐI ƯU CHO QUÁ TRÌNH NITRAT HÓA

 

 

10-luu-y-de-toi-uu-cho-qua-trinh-nitrat-hoa

 

Sau đây là 10 lưu ý để tối ưu cho quá trình Nitrat hóa, cụ thể là các yếu tố ảnh hưởng đến chủng vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter.

 

1. Nhiệt độ tối ưu cho quá trình nitrat hóa là bao nhiêu?

 

Nhiệt độ tối ưu cho quá trình Nitrat hóa là từ 30-35°C

18°vi khuẩn sẽ giảm 50% sự phát triển

7-10°C vi khuẩn sẽ giảm 75% sự phát triển

C vi khuẩn sẽ ngừng hoạt động

Cvà 49°C vi khuẩn sẽ chết.

Khả năng chịu đựng được nhiệt độ thấp của Nitrobacter yếu hơn Nitrosomonas.

 

2. pH bao nhiêu là tối ưu cho quá trình Nitrat hóa?

 

Dải pH tối ưu cho Nitrosomonas từ 7.8 – 8.0

Dải pH tối ưu cho Nitrobacter từ 7.3 – 7.5

 

3. Oxy hòa tan tối ưu cho quá trình Nitrat hóa

 

Tốc độ Nitrat hóa sẽ hiệu quả nếu Oxy hòa tan vượt ngưỡng bão hòa 80%. Nitrat hóa sẽ không xảy ra nếu DO <2.0mg/L. Nitrobacter bị ảnh hưởng nhiều hơn so với Nitrosomonas khi DO thấp.

 

 

yeu-to-anh-huong-den-vi-sinh

 

4. Nồng độ muối tối ưu

 

Vi khuẩn Nitrat hóa nước ngọt sẽ phát triển khi nồng độ muối từ 0-6 ppt.

Vi khuẩn Nitrat hóa nước mặn sẽ phát triển từ 6-44ppt

Độ mặn khác nhau sẽ ảnh hưởng đến khả năng thích nghi của vi khuẩn, thời gian thích nghi từ 1-3 ngày trước khi quá trình tăng trưởng theo cấp số nhân.

 

5. Dưỡng chất vi lượng

 

Tất cả vi khuẩn Nitrat hóa cần một số chất vi lượng, quan trọng nhất là Phốt pho. Vi khuẩn Nitrobacter không thể oxy hóa Nitrit thành Nitrat nếu không có phốt pho.

Nếu thiếu phốt pho hãy bổ sung bằng acid photphoric 31%, 1 giọt cho 12L nước để kích hoạt vi khuẩn Nitrobacter, liều lượng nhỏ acid sẽ không ảnh hưởng đến pH trong nước.

 

6. Dinh dưỡng

 

Tất cả các loài Nitrosomonas sử dụng amoniac (NH3) làm nguồn năng lượng trong quá trình chuyển đổi thành nitrite (NO2). Amoniac trước tiên được chuyển đổi (thủy phân) thành hợp chất amin (NH2) sau đó được oxy hóa thành Nitrite. Quá trình chuyển đổi này cho phép Nitrosomonas sử dụng một vài hợp chất amin đơn giản như những hợp chất được hình thành từ quá trình chuyển đổi amoniac bằng cách khử amoniac hóa học.

 

Nitrosomonas có khả năng sử dụng urê làm nguồn năng lượng. Tất cả các loài Nitrobacter sử dụng nitrit cho nguồn năng lượng của chúng trong quá trình oxy hóa chúng thành nitrat (NO3)

 

 

toi-uu-cho-qua-trinh-nitrat-hoa

Phân Ure dùng để bổ sung năng lượng 

 

7. Màu sắc và mùi

 

Các tế bào của vi khuẩn nitrat hóa có màu đục đến màu nâu. Những gì bạn nhìn thấy thực sự là những đám vi khuẩn dính vào nhau bởi ma trận chất nhờn của chính chúng.

 

8. Ánh sáng

Vi khuẩn nitrat hóa rất nhạy cảm, đặc biệt là ánh sáng xanh và tia cực tím. Sau khi chúng phát triển thành các bông bùn lớn thì ánh sáng này không có vấn đề gì.

 

9. Clo và Cloramines

 

Trước khi nuôi cấy vi khuẩn hệ thống nào, tất cả clo phải được trung hòa hoàn toàn. Clo dư hoặc chloramines sẽ tiêu diệt tất cả các vi khuẩn và cá nitrat hóa.

 

10. Duy trì quá trình Nitrat hóa

 

Để duy trì ổn định quá trình nitrat hóa thì việc bổ sung thêm các chủng men vi sinh như Ammonia Reducer của hãng Organica – Anh hoặc Pond Clear 2.0 của hãng Enviroway – Canada là điều cần thiết.

 

Đối với dạng lỏng sử dụng từ 2-5ml/m3

Đối với dạng bột sử dụng từ 1-2gram/m3.

 


Xem thêm: 

Bể hiếu khí bị sự cố, phải làm sao?
4 bước nuôi cấy vi sinh F33 cho nước thải sinh hoạt
Tính chất của nước thải ngành chế biến thực phẩm
4 cách loại bỏ TSS trong nước thải cao su
Quá trình sản xuất cao su tự nhiên (Phần 1/2)
Quá trình sản xuất cao su tự nhiên (Phần 2/2)
3 bước khử mùi hôi nước thải nhờ vi khuẩn và than hoạt tính ở Úc