h1

h2

h3

h4

h5
h6
3 Cách Khử Mùi Hôi Chuồng Gà Đơn Giản

3 CÁCH KHỬ MÙI HÔI CHUỒNG GÀ ĐƠN GIẢN

 

 

 

 

 

Trong chăn nuôi, việc giữ vệ sinh chuồng trại luôn là mối quan tâm của bà con. Không ít trang trại gia cầm đang gặp vấn đề về mùi hôi khó chịu. Mùi hôi ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của đàn gà. Sẽ còn lo lắng hơn khi trang trại ở gần khu dân cư. 3 cách đơn giản dưới đây sẽ giữ cho chuồng gà của bạn được sạch và thoáng đãng.

 

 

 

Xem thêm: Dùng men vi sinh giảm mùi hôi chuồng gà hết bao nhiêu tiền? 

 

 

 

Nguyên nhân gây mùi hôi chuồng gà

 

Có rất nhiều thứ khiến chuồng gà có mùi nhưng “thủ phạm” có khả năng nhất chính là amoniac. Amoniac là khí không màu sinh ra từ phân gà, thức ăn thừa và các chất thải khác trong chuồng gà. Nồng độ amoniac cao làm cho chuồng gà của bạn có mùi cực kì hôi, gắt gây khó chịu. Mối quan tâm đáng kể hơn là sức khỏe gia cầm. Có thể khi lấy trứng, bạn chỉ phải hít một lượng nhỏ, nhưng gà của bạn đang thở nó 24/7. Khi tiếp xúc với amoniac quá lâu sẽ gây suy giảm khứu giác, kích ứng mắt và da. Thêm vào đó, amoniac phân tán rất nhanh và lắng xuống ở những khu vực thấp. Điều này vô cùng nguy hiểm cho gà của bạn.

 

 

 

 

 

Chúng ta cần hiểu chính xác nguyên nhân khiến amoniac trong chuồng của chúng biến thành khí. Độ ẩm đóng vai trò trực tiếp trong việc bạn ngửi thấy bao nhiêu amoniac trong không khí. Nói tóm lại, chuồng càng ẩm, nồng độ amoniac trong chuồng càng cao.

 

 

 

 

3  cách khử mùi hôi chuồng gà hiệu quả

 

 

1. Giữ chuồng gà khô ráo

 

Độ ẩm chính là nguyên nhân khiến amoniac chuyển thành khí. Vì vậy để tránh tăng độ ẩm trong chuồng, cần chú ý những điều sau:

 

  • Không để bát nước, máng thức ăn lâu ngày trong chuồng gà: Ngay sau khi cho gà ăn và uống nước, hãy nhanh chóng dọn dẹp bát nước và máng thức ăn. Đây là động tác tránh để gà làm đổ nước, rơi thức ăn vào trong chuồng.

 

 

  • Thông gió là mấu chốt để góp phần xử lý mùi hôi từ chuồng gà. Giữ không khí thông thoáng và mát mẻ sẽ giúp phân tán mùi hôi. Ngoài việc bố trí cửa sổ, bạn có thể đặt thêm quạt.

 

  • Làm khô phân gà. Hãy đảm bảo sàn chứa phân không đọng nước và có thoáng gió. Sàn chứa phân càng ẩm, phân gà sẽ càng hôi. Có thể lót trấu ở dưới sàn chứa phân để hút ẩm.

 

Ánh sáng là yếu tố cần thiết, vào các buổi sáng cần cho ánh sáng mặt trời soi rọi vào chuồng để diệt khuẩn, làm khô chất độn và đảm bảo thông khí.

 

 

 Trấu lót sàn

 

 

 

 

2. Thường xuyên dọn dẹp

 

 

  • Phân gà là một trong những nguyên nhân tạo khí amoniac. Lâu ngày không được dọn, phân và chất thải từ gà sẽ tích tụ và phân giải thành amoniac và các hợp chất gây mùi khác.  

 

  • Dọn dẹp “giường ngủ” của gà. Với các trang trại dùng rơm, hãy thường xuyên kiểm tra để phơi khô rơm ẩm và thay mới. Một không gian tốt sẽ giúp gà thoải mái và cho ra những quả trứng tốt. Với những trang trại dùng lưới lót, hãy thường xuyên làm sạch lưới để tránh chất thải bám vào.

 

  • Đảm bảo nước trong trang trại mà gà sử dụng là sạch sẽ và không lẫn các chất hóa học.

 

 

 

3. Sử dụng men vi sinh tự nhiên để khử mùi hôi chuồng gà

 

 

Men vi sinh là chế phẩm sinh học, có chứa các vi khuẩn với khả năng xử lý và kiểm soát mùi hôi. 

 

 

Odour Control Plus có thành phần chính là các enzyme phân hủy chất hữu cơ, các chủng vi khuẩn chuyển hóa các bào tử gây mùi. Vi khuẩn này có thể hấp thụ các phân tử mùi khi tiếp xúc và thay thế mùi khó chịu bằng hương thơm dễ chịu, tươi mát. Trong đó, còn các loại dầu thực vật hữu cơ tự phân hủy trong công thức dạng dung dịch nước.

 

 

Vi sinh Odour Control Plus an toàn, thân thiện với động vật và môi trường. Bổ sung vi sinh kiểm soát mùi hỗ trợ đắc lực cho việc dọn dẹp và hút ẩm nêu trên. Một số trang trại lớn rất khó để đảm bảo sự khô ráo 100%, vì vậy men vi sinh chính là biện pháp triệt để và lâu dài nhất.

 

 

Mỗi lit dung dịch Odour Control Plus có thể pha với 500 Lít nước để phun xịt quanh chuồng trại. Hiệu quả khử mùi ngay sau 15 phút phun xịt.