h1

h2

h3

h4

h5
h6
Các Giai Đoạn Sinh Trưởng Của Vi Sinh Vật

 

 

CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG

CỦA VI SINH VẬT

 

 

 

Sự sinh trưởng của  vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào. Thời gian sinh trưởng thay đổi nhiều ở các chủng vi sinh và điều kiện sống khác nhau. Quan sát vi sinh vật trong phòng thí nghiệm đã tìm ra nhiều khả năng hỗ trợ cuộc sống.

 

 

 

Làm sao để quan sát được sinh trưởng của vi sinh vật?

 

Để biết được các giai đoạn sinh trưởng của vi sinh vật, các nhà khoa học nghiên cứu trong môi trường nuôi cấy tĩnh. Đây là môi trường được đảm bảo chất dinh dưỡng ổn định từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Phương pháp này giúp nghiên cứu được các giai đoạn sinh trưởng của sinh vật một cách chính xác nhất.

 

 

Quan sát sự sinh trưởng của vi sinh vật để làm gì?

 

Nghiên cứu vi sinh vật để ra nguyên lý hoạt động của các vi sinh khác nhau. Cụ thể là vận dụng khả năng oxy hóa và tạo ra enzyme của vi khuẩn để phân hủy chất thải hữu cơ. Đây là cơ sở để chế tạo men vi sinh Organica với nhiều khả năng như: khử mùi, xử lý nước thải, bùn đáy ao,...

 

 

 

 

 

 

Các giai đoạn sinh trưởng của vi sinh vật:

 

 

Trong môi trường nuôi cấy tĩnh (phòng thí nghiệm), số lượng vi sinh vật đếm được theo thời gian có diễn biến như sau:

 

Giai đoạn tiền phát:

 

 

 

 

Giai đoạn này được tính từ lúc bắt đầu nuôi cấy đến lúc bắt đầu có sự sinh trưởng. Ban đầu, số lượng vi sinh vật tăng trưởng rất chậm chạp do chúng cần phải thích nghi với môi trường mới. Thời gian này ngắn hay dài phụ thuộc rất nhiều vào tuổi sinh lý của vi sinh vật nuôi cấy và và chất lượng môi trường.

 

 

Giai đoạn 2, hay còn gọi là pha cấp số.

 

 

Sở dĩ gọi là pha cấp số là vì vi khuẩn bắt đầu sinh sản theo cấp số nhân với tốc độ cực đại. Tế bào vừa sinh sản mạnh, vừa tăng sinh khối. Các vi khuẩn tiến hành tổng hợp enzyme với số lượng và chất lượng cao. Vì vậy, nếu mục đích là tạo ra các dòng vi sinh khỏe mạnh, người ta sẽ dừng ở giai đoạn này.

 

 

 

 

 

 

Giai đoạn 3: Giai đoạn cân bằng, hay còn gọi là pha ổn định

 

 

Quần thể vi sinh ở trạng thái cân bằng động. Số lượng vi sinh sống không thay đổi theo thời gian. Cộng thêm có sự hao hụt của vi sinh vật có tuổi cao. Tổng tế bào mới sinh ra bằng tổng tế bào chết đi. 

 

 

Sinh khối trong pha này là cao nhất vì đã tích lũy từ pha II đến pha III. Vì vậy nếu mục đích nuôi cấy là thu được sinh khối, quy trình sẽ dừng ngay pha ổn định.

 

 

 

 

 

 

Giai đoạn suy thoái, hay còn gọi là pha tử vong.

 

 

Ở giai đoạn này biểu hiện sự sụt giảm số lượng vi sinh sống so với giai đoạn ổn định. Số lượng tế bào chết đi tăng nhanh. Quá trình suy giảm xảy ra nhanh hơn quá trình sinh trưởng. Tốc độ suy giảm phụ thuộc vào mật độ vi sinh và điều kiện môi trường