h1

h2

h3

h4

h5
h6
Các Yếu Tố Liên Quan Đến Tổng Chất Rắn Lơ Lửng Trong Bùn Hoạt Tính

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỔNG CHẤT RẮN LƠ LỬNG TRONG BÙN HOẠT TÍNH

 

 

 

 

 

Có rất nhiều yếu tố quyết định tổng khối lượng chất rắn lơ lửng có trong mỗi lít bùn hoạt tính. Khối lượng chất rắn này trong XLNT có thuật ngữ là MLSS. Ví dụ như nhiều vi sinh thì bùn lắng tốt, ít chất rắn, nước trong. Tương tự vậy, chúng ta có các yếu tố dưới đây 
 

 

 

 

Tổng chất rắn lơ lửng phụ thuộc vào tỷ lệ F/M 

 

 

F/M là từ viết tắt của Food / Microorganism. Có thể hiểu là tỷ lệ giữa lượng thức ăn cung cấp cho số lượng vi sinh nhất định. Tính toán F/M thường được áp dụng vào quy trình bùn hoạt tính trong các bể hiếu khí. F/M khác nhau cho các quy trình bùn hoạt tính khác nhau. Miễn là với giá trị đó, bể hoạt động tốt nhất. 

 

Ví dụ khi tỷ lệ F/M là 1/1, mỗi đơn vị thức ăn đủ để 1 vi sinh tiêu thụ. Nếu tỷ lệ là 5/1 nghĩa là hệ thống quá tải dinh dưỡng => sinh ra khuẩn sợi có hại.

 

Kiểm tra F/M thường xuyên giúp cân bằng dinh dưỡng cho vi sinh. F/M mất cân bằng khi BOD, COD tăng cao, nghĩa là trong nước chứa nhiều chất hữu cơ không phân huỷ tạo thành chất rắn lơ lửng.

 

 


Năng lượng - ATP 

 

Adenosine Triphosphate (ATP) hiểu đơn giản là phân tử mang năng lượng để duy trì hoạt động của vi sinh. ATP tự do càng cao, các tế bào phân chia và ly giải càng nhiều. Có thể hình dung là để tạo ra 10 enzyme bẻ gãy glucose thành CO2 và H2O sẽ cần 10 ATP. Con số này luôn được hiệu chỉnh để phù hợp với từng hệ thống.

 

 

 

 

Nếu tính toán ATP thấp, đồng nghĩa với bể xử lý kém hiệu quả. Các vi sinh xử lý chậm các chất rắn lơ lửng trong bùn. Thông số ATP này liên quan đến học thuật nhiều nên hơi khó hiểu. Hiểu tạm ATP giống như một loại tiền tệ để trao đổi trong quá trình hoạt động của vi sinh. 

 

 

Xem thêm: Ảnh hưởng của TSS trong quá trình xử lý nước thải

 

 

 

Đếm vi sinh trên các đĩa petri

 

 

Đây là thao tác trong phòng thí nghiệm giúp đo lượng sự phát triển của một số lượng vi khuẩn được đặt vào đĩa. Các vi khuẩn này thường được lấy từ các mẫu bùn hoạt tính trong bể hiếu khí. 

 

 

 

 

 

 

“Đếm" ở đây có thể hiểu là tính xem có bao nhiêu vi sinh tăng lên so với ban đầu khi sống trên các đĩa petri. Thí nghiệm này xác định khả năng hoạt động của hệ vi sinh có trong quy trình bùn hoạt tính. Nếu nhận kết quả chưa tốt, hệ thống sẽ được bổ sung thêm các vi sinh khoẻ mạnh để tái tạo, tăng cường hiệu suất xử lý sinh học.

 


Xem thêm: Phân tích hàm lượng TSS trong nước thải