CÁCH PHÂN BIỆT VI KHUẨN VÀ VI RÚT ĐỂ PHÒNG BỆNH
Mặc dù cả vi khuẩn và vi rút đều có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn, nhưng không phải ảnh hưởng nào cũng là xấu. Biết được những khác biệt giữa vi rút và vi khuẩn sẽ giúp bạn hiểu về các biện pháp y tế phòng bệnh dịch Corona hiện tại. Đồng thời giúp bạn nắm rõ hơn nguyên nhân và cách thức chúng xâm nhập và phát triển trong cơ thể bạn
Vi rút và vi khuẩn khác nhau về kích thước và “lối sống”
Vi rút là dạng sống nhỏ nhất và đơn giản nhất. Kích thước của chúng chỉ bằng 1/100 đến 1/10 vi khuẩn.
Vi khuẩn thuộc loại đơn bào có thể tồn tại mà không cần tế bào chủ. Vi khuẩn có đủ cơ quan tế bào cần thiết để phát triển và nhân rộng, chủ yếu là sinh sản vô tính.
Ngược lại, vi rút là sinh vật xâm nhiễm vào tế bào chủ và sống trong tế bào đó. Để sinh sản, Vi rút làm thay đổi vật liệu di truyền của tế bào chủ. Nói một cách khác, vi rút không thực sự là sinh vật "sống", mà là bộ gen chứa thông tin DNA hoặc RNA chuyển động xung quanh cho đến khi gặp vật chủ phù hợp.
Ảnh hưởng lên cơ thể khác nhau
Một số vi khuẩn tồn tại mang nhiều ích lợi cho cơ thể. Chúng thực hiện những nhiệm vụ tạo vitamin, chia nhỏ chất thải và tạo oxy. Ví dụ, "vi khuẩn đường ruột" probiotic hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn. Một số khác giúp duy trì độ cân bằng pH trong cơ thể.
Mặc dù một số ít vi rút có tác dụng "chiếm đoạt" và tiêu diệt tế bào xấu như là tiêu diệt khối u não. Nhưng hầu hết vi rút vẫn được xem là gây hại cho cơ thể.
Các bệnh gây ra bởi vi khuẩn và vi rút
Nhận biết các bệnh giúp bạn tìm được cách chữa trị phù hợp.
Vi khuẩn: Ngộ độc thức ăn (thường do khuẩn E. coli gây ra), viêm màng não, viêm họng do liên cầu khuẩn, viêm tai, nhiễm trùng...
Vi rút: cảm cúm, thủy đậu, viêm gan B, Ebola, HIV/AIDS, đặc biệt là Corona (nCoV)...
Tuy nhiên cả vi khuẩn và vi rút đều gây chóng mặt, nôn mửa, sốt, mệt mỏi. Cách tốt nhất là gặp bác sỹ.
Phòng bệnh do vi khuẩn và vi rút gây ra
Để giảm thiểu khả năng xâm nhập của sinh vật có hại cần nâng cao đề kháng bằng cách:
- Bổ sung vitamin, rau xanh,..
- Tập thể dục thường xuyên
- Uống đủ nước
- Kiểm tra sức khoẻ định kỳ
Xem thêm:
Vi khuẩn khử màu nước thải dệt nhuộm
Công dụng của vi khuẩn lên men
- Vì sao phải hạn chế chất rắn vào bể sinh học?
- Giảm amoni trong nước thải bệnh viện, phòng khám
- Tuổi Bùn Tốt Nhất Trong Quá Trình Bùn Hoạt Tính
- Màu Sắc Của Bọt Và Nước Nói Gì Về Hệ Thống?
- Các Ảnh Hưởng Của pH Tới Hiệu Suất Của Bể Sinh Học
- Tổng Hợp Các Vấn Đề Bùn Khó Lắng Và Nguyên Nhân
- Có Nên Nâng Cấp Thêm Bể Hiếu Khí?
- Bùn Nổi Ở Bể Lắng Và Tích Tụ Dưới Đáy