h1

h2

h3

h4

h5
h6
Cách Xử Lý Nước Trước Khi Thả Tôm

 

CÁCH XỬ LÝ NƯỚC TRƯỚC KHI THẢ TÔM

 

 

Việc xử lý nước trước khi thả tôm là rất quan trọng. Nếu không quản lý tốt môi trường nước ao nuôi, tôm sẽ rất dễ mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển chậm.. Biết cách xử lý nước trước khi thả tôm đúng đắn sẽ giúp mùa vụ bội thu, tiết kiệm chi phí và công sức. 

 

 

 

Tại sao phải xử lý nước trước khi thả tôm?

 

Mầm bệnh gây hại còn sót lại ở vụ nuôi trước đó rất nguy hiểm, có thể gây hại chất lượng tôm giống. Xử lý nước còn tạo nguồn thức ăn tự nhiên giúp tôm phát triển nhanh chóng trong giai đoạn đầu, giảm chi phí thức ăn từ đó tăng lợi nhuận. Điều này sẽ ảnh hưởng tích cực đến năng suất mùa vụ cũng như là chất lượng tôm khi xuất bán.

 

 

Đôi khi ở một số ao hồ lân cận sẽ xả bỏ chất thải ao nuôi ra ngoài môi trường nước chung. Nguy cơ lây lan mầm bệnh cho những ao khác rất cáo khi vô tình cấp phải nguồn nước vừa mới được ao khác thải ra. Vì vậy khuyến khích bà con nên xử lý chất thải ao trước khi xả bỏ ra môi trường. Và để ngừa dịch bệnh nên có ao lắng xử lý nước trước khi cấp trực tiếp vào ao.

 

Cách xử lý nước trước khi thả tôm hiệu quả nhất

 

Bước 1: Ao lắng

 

Cần sử dụng ao lắng để chứa nước sạch cho ao. Thao tác này tạo ra vùng ao sạch, khỏe mạnh trước khi bơm nước vào. Đồng thời loại bỏ tạp chất và sinh vật có hại còn sót lại ở mùa nuôi trước. Thường để có ao lắng, bà con nên đào sâu hơn ao nuôi từ 0,5m đến 1m. Sau đó là xử lý đáy ao bằng cách cày bừa đất nền, bón vôi và làm sạch. 

 

 

 

 

 

 

Sau khi dọn ao, bà con bơm nước vào. Nước từ nguồn cần được lọc qua lưới để hạn chế rác và ngăn chặn các sinh vật khác. Có  thể chạy thêm quạt nước để bổ sung oxy hòa tan, trứng cá và giáp xác sẽ nở hết thì đến bước diệt tạp sẽ dễ dàng hơn.

 

 

Cho ao lắng trước khi cải tạo ao nuôi trong 10 - 20 ngày.Trong lúc ao lắng các vật chất hữu cơ trong nước sẽ phân hủy từ từ. Vì vậy thời gian lắng càng lâu càng hiệu quả, đặc biệt là trong vùng nước đã sử dụng nhiều lần. 

 

 

 

Bước 2: Diệt tạp

 

 

Sau khi để ao lắng, sẽ đến bước bơm nước bơm qua túi lọc bằng vải kate. Bước này giúp loại bỏ sinh vật cạnh tranh hoặc vật chủ trung gian mang mầm bệnh như cua, còng, tép…. Nếu có nhiều sinh vật khác, chúng sẽ tiêu hóa hết chất dinh dưỡng của tôm hoặc ăn luôn cả tôm giống.

 

 

 

 

 

 

Có rất nhiều cách để diệt tạp: dùng saponin (bột bã trà), rotenone (rễ cây thuốc cá). Hạn chế dùng hóa chất vì hóa chất có thể giết chết các vi sinh có lợi sẵn có trong nước. 

 

 

Thời điểm diệt tạp bằng Saponin hiệu quả nhất nhất là từ 4 - 6 giờ sáng. Nếu dùng saponin tự nhiên, không nên sử dụng thêm hóa chất nào khác. Tôm có thể suy yếu và nguy cơ thiệt hại cao.

 

 

 

Bước 3: Diệt khuẩn

 

 

 

 

 

 

Tiến hành diệt khuẩn giúp loại trừ mầm bệnh có trong nước ao. Thời gian phù hợp là 2 ngày sau khi diệt tạp. Thông thường diệt khuẩn sẽ sử dụng hóa chất như Clo, Formol, thuốc tím….Tuy nhiên Formol là hóa chất mạnh nguy hiểm khi sử dụng, thuốc tím lại không có tác dụng lâu dài. Vì vậy Clo được dùng nhiều nhất. Càng nhiều chất hữu cơ, độ pH càng cao, lượng Clo xử lý càng nhiều và ngược lại.

 

 

 

 Bước 4: Đánh vi sinh

 

 

Dùng vi sinh với sau khi diệt khuẩn để tạo hệ vi sinh lành mạnh cho tôm và nước. Quy trình diệt khuẩn có thể làm mất đi vi khuẩn có lợi. Loại vi sinh thường dùng là AquaCulture Management. Vi sinh sẽ giúp cân bằng môi trường nước, phân hủy bùn đáy và chất thải hữu cơ sau này. Một số loài vi sinh còn giúp tăng đề kháng cho tôm. 

 

 

 

 

 

 

Tuy nhiên cần đánh vi sinh theo chỉ định với liều vừa đủ. Vi sinh có khả năng phân hủy tảo nên quá nhiều vi sinh sẽ làm sạch toàn bộ nước. Đồng nghĩa với việc nguồn thức ăn khởi tạo cho tôm giống là tảo sẽ biến mất. Bước gây màu sau đó không còn tác dụng.

 

Thời gian phù hợp để đánh vi sinh là 3 ngày trước khi thả tôm giống.

 

 

Bước 5: Gây màu

 

 

 

Gây màu là bước để tạo nguồn thức ăn khởi đầu là tảo cho tôm giống. Duy trì mật độ tảo ổn định để đảm bảo tôm giống một tháng đầu không bị đói.

 

 

Trong suốt quá trình nuôi tôm, nước trong ao có thể bị ô nhiễm nếu lượng tảo quá nhiều. Lúc này vi sinh sẽ hỗ trợ phân hủy tảo. 

 

 

 

 

Xem thêm: Đánh vi sinh ao tôm lúc nào là tốt?