h1

h2

h3

h4

h5
h6
Có Phải Lúc Nào Nguyên Nhân Gây Ô Nhiễm Cũng Do Con Người?

CÓ PHẢI LÚC NÀO NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM CŨNG DO CON NGƯỜI?

 

nui-lua-phun-trao-o-phillipines

 

Khi những chất thải hoặc những chất độc hại thâm nhập vào môi trường, chúng khuếch tán, di dời, chuyển hóa khiến cho cấu trúc và chức năng của hệ thống môi trường phát sinh biến đổi, gây ảnh hưởng bất lợi cho sự sống và phát triển bình thường của con người và các loài sinh vật khác, thì được gọi là “ô nhiễm môi trường”. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường thường do hoạt động của con người gây nên, nhưng cũng có lúc là do hoạt động của thiên nhiên tạo ra. Hậu quả của nó thậm chí còn nghiêm trọng hơn, phạm vi ảnh hưởng to lớn hơn so với hoạt động của con người và không thể nào tránh khỏi.

 

Nguyên nhân gây ô nhiễm từ tự nhiên: núi lửa phun trào

 

Hoạt động của núi lửa là một hiện tượng địa chất đặc biệt. Hiện nay trên thế giới tồn tại khoảng mấy trăm ngọn núi lửa. Chúng có thể hoạt động bất cứ lúc nào. Một khi núi lửa hoạt động thì sức phá hoại của nó thật đáng sợ. Ví dụ núi lửa Pinatupo ở Philippine lần bùng nổ gần đây nhất đã phun ra dòng phún thạch nóng chảy cao mấy trăm mét, trong đó chứa khí sunfua rất nhiều. Khi nó đông đặc thì tạo thành bụi, trong bụi luôn chứa những chất có tính phóng xạ. Dòng phún thạch của núi lửa đã phủ lấp núi rừng, ruộng đồng, thôn ấp xung quanh và gây ra sự ô nhiễm trên một vành đai lớn, thậm chí là gây biến đổi khí hậu cục bộ, tạo nên khí hậu khác thường.

 

Có thể khẳng định rằng sự uy hiếp của núi lửa hơn cả một quả bom hạt nhân cỡ nhỏ. Ngoài núi lửa ra thì động đất, sóng ngầm, lốc bão, khí hậu khác thường, mặt đất sạt lở, nạn cháy rừng cũng là những tai họa thiên nhiên tạo ra sự phá hoại khôn lường đối với môi trường. Cho nên ô nhiễm môi trường không nhất định do hành vi của con người gây nên.

 

 

nguyen-nhan-gay-o-nhiem-moi-truong

 

Nguyên nhân gây ô nhiễm từ con người: rác và nước thải không được xử lý phù hợp.

 

Để xử lý rác thải, cần phân loại tại nguồn trước khi đưa vào hệ thống xử lý phù hợp. Chính quyền TP. HCM gần đây đang tuyên truyền phân loại rác tại nguồn nhưng chưa đạt được hiệu quả đáng kể.

 

Để xử lý nước thải, cần đầu tư vào công nghệ là các nhà máy xử lý nước thải có quy mô phù hợp với lượng nước thải phát sinh hàng ngày của nhà máy, cụm dân cư. Một nhà máy điển hình sẽ có quá trình lý hóa và sinh học. Xem thêm: 4 phương pháp xử lý nước thải hiệu quả. 

 

Để tăng tốc cho quá trình xử lý sinh học, người ta thường thêm vi sinh mầm được chọn lọc từ tự nhiên như WWT của Organia UK hay Envirozyme 2.0 của Canada để tăng khả năng kết bùn và lắng, xử lý BOD, COD, TSS

 


Xem thêm: 

6 điểm khác nhau giữa men vi sinh và bùn hoạt tính
Bể hiếu khí là gì?
Bể hiếu khí bị sự cố, phải làm sao?
4 bước nuôi cấy vi sinh F33 cho nước thải sinh hoạt
Tính chất của nước thải ngành chế biến thực phẩm
4 cách loại bỏ TSS trong nước thải cao su
Quá trình sản xuất cao su tự nhiên (Phần 1/2)
Quá trình sản xuất cao su tự nhiên (Phần 2/2)
3 bước khử mùi hôi nước thải nhờ vi khuẩn và than hoạt tính ở Úc