h1

h2

h3

h4

h5
h6
Độ pH Tối Ưu Cho Từng Chủng Vi Sinh Trong Nước Thải

ĐỘ PH TỐI ƯU CHO CÁC CHỦNG VI SINH XỬ LÝ NƯỚC THẢI

 

 

 

 

Độ pH có tác động đáng kể đến hệ vi sinh của hệ thống xử lý nước thải. Hầu hết quá trình xử lý sinh học xảy ra tốt nhất ở khoảng pH 6,5 - 8,5. Đây là pH lý tưởng nhất để vi sinh phát triển tốt. Tuy nhiên vẫn có vi sinh hoạt động nếu pH cao hoặc thấp trong thời gian dài.

 

 

 

pH rất cao hoặc rất thấp trong thời gian dài

 

 

 

Vi sinh hoạt động ở môi trường pH cao:

 

 

 

 

 

 

Nhiều hệ thống như nhà máy bột giấy hoạt động ở đầu vào pH> 9,5. Với tần suất hoạt động liên tục, vi sinh phát triển mạnh ở pH từ 8,7 - 11,0. Vi sinh ở trong môi trường chứa kiềm thực chất vẫn hoạt động như các vi sinh thông thường. Ngoại trừ việc enzyme của chúng được tối ưu hóa cho môi trường pH cao. Tương tự, khi nhiệt độ cao, nhiều sinh vật có thể phát triển mạnh từ pH 6,5 - 10,5 (phổ biến ở Bacillus sp).

 

 

 

Hệ thống xử lý nước thải có độ pH thấp:

 

 

 

Các hệ thống hoạt động ở độ pH thấp hơn thường gặp là nhà máy chế biến trái cây, nước ngọt ... Một hệ thống được vận hành dưới độ pH 5,5 chứa nhiều vi khuẩn nấm. Một số vi sinh vật khác cũng phát triển mạnh ở pH axit với hàm lượng sulfide cao bao gồm Thiobacillus sp. Chủng vi sinh này tự tạo ra môi trường axit riêng bằng cách chuyển H2S thành H2SO4. Tất cả các sinh vật ưa axit đều có hoạt động của tế bào và enzyme phát triển với pH thấp.

 

 

 

 

 

Tuy nhiên khi hệ thống nước thải có độ pH dưới 6,5 hoặc trên 8,5, Vi khuẩn nitrat hóa sẽ bị "rửa trôi" hoặc "chết ". Vì vậy nên quá trình oxy hóa amonia khó xảy ra ở hai môi trường này. Đây là bất lợi cho các dòng nước thải có hàm lượng Nitơ cao.

 

 

 

Độ pH thay đổi liên tục và tác động lên sinh khối:

 

 

Một hệ thống sinh học có thể thích ứng với pH cao hoặc thấp trong thời gian dài. Tuy nhiên, sự thay đổi pH quá nhanh chóng có thể có tác động ngay lập tức đến sinh khối. Thông thường, phản ứng đầu tiên là tăng TSS & độ đục của nước thải. Các vi khuẩn không kịp thích nghi sẽ mất các kết dính hữu cơ có lợi dẫn đến hình thành bông cặn và màng sinh học. Từ đó tạo ra nhiều bùn li ti khó lắng.

 

 

 

 

 

 

Cần nhanh chóng điều chỉnh về mức độ pH bình thường để sinh khối ổn định trở lại. Trường hợp dao động pH gây chết tế bào, bổ sung thêm vi sinh có thể tránh được giai đoạn suy giảm của hệ thống. Nếu hệ vi sinh yếu đi sẽ rất khó khôi phục.

 

Xem thêm: 2 Cách điều chỉnh pH trong nước thải