h1

h2

h3

h4

h5
h6
Giảm amoni trong nước thải bệnh viện, phòng khám

Giảm amoni trong nước thải bệnh viện, phòng khám

 

Nước thải bệnh viện, phòng khám cũng có tính chất gần giống nước thải sinh hoạt của các chung cư hoặc tòa nhà văn phòng. Nước thải chủ yếu chứa các thành phần như: COD, Amoni (NH4+), chất tẩy rửa, một số chất khử trùng. 

 

amoni trong nước thải bệnh viện

 

Ngoài COD, chất tẩy rửa… có thể xử lý đạt, amoni trong nước thải bệnh viên đa phần vượt quy chuẩn QCVN gấp nhiều lần. Do amoni ảnh hưởng lớn đến môi trường và sinh vật thủy sinh nên mức phạt cao nếu vượt tiêu chuẩn. Theo nghị định 155/2016NĐ-CP, mức xử phạt vượt chuẩn 2 lần cho hệ thống 20m3/ngày là từ 50-100 triệu đồng. Con số này còn lớn hơn nếu hệ thống bị vượt các chỉ tiêu khác như pH. Vì thế, Flash đưa ra trường hợp thực tế về giải pháp xử lý amoni trong nước thải bệnh viện, phòng khám để mọi người tham khảo.

 

Giảm amoni trong nước thải phòng khám đa khoa tại TP. HCM

 

Đây là nước thải phòng khám đa khoa tại TP.HCM công suất 20m3/ngày. Công nghệ xử lý như sau:

Bể điều hòa --> Bể Anoxic --> Bể MBR --> Nguồn tiếp nhận.

 

Nước thải đầu vào có amoni dao động từ 80-120mg/L. Khi chưa bổ sung vi sinh giảm amonia thì đầu ra dao động từ 15.03 - 31.5mg/L. Cụ thể như hình bên dưới.

 

amoni trong nước thải bệnh viện

 

(Hình ảnh bảng kết quả.)

 

Sau khi Flash tư vấn sử dụng vi sinh Ammonia Reducer để bổ sung vào hệ thống theo liều lượng 10-20ml/m3/ngày thì lượng amoni giảm rất nhanh. Cụ thể:

 

Ngày

Chỉ tiêu Amoni (mg/L)

Giờ kiểm tra

15/04/2020

95.5 

Trước xử lý lúc 14h00

21/04/2020

15.2

1h00

23/04/2020

6.7

10h00

25/04/2020

6.6

13h00

02/05/2020

5.2

9h00

13/05/2020

3.4

3h00

27/05/2020

27.5

3h30

 

Như vậy sau 1 tháng bổ sung vi sinh thì chỉ tiêu Amoni đã giảm xuống còn 3.4mg/L. Đây là con số ngoài mong đợi của anh kỹ thuật phòng khám. Trước đến giờ chưa bao giờ hệ thống vận hành được kết quả trên. Tuy nhiên, việc không duy trì bổ sung vi sinh định kỳ khiến kết quả bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại. 

 

Các chủng vi sinh nitrat hóa có thời gian phân bào rất lâu nên thường hệ thống nuôi cấy khoảng 7-10 ngày thì mới bắt đầu thấy hiệu quả cao. Khi nuôi cấy chủng vi sinh này được thì phải bổ sung và duy trì đều đặn bởi vì chúng rất dễ chết khi gặp môi trường bất lợi. 

 

Dưới đây là thông tin hướng dẫn bổ sung vi sinh Ammonia Reducer của hãng Organica UK.

 

 
Cũng để xử lý Amoni, hiện nay có vi sinh xử lý amoni và nitơ Quick Start của Proventus Canada cũng rất hiệu quả. Amoni giảm tới 50% trong vòng 1 đến 2 ngày.