h1

h2

h3

h4

h5
h6
Nitơ Trong Ao Tôm Do Đâu Mà Có?

 

NITƠ TRONG AO TÔM DO ĐÂU MÀ CÓ?

 

 

Các trang trại nuôi tôm ngày càng nhiều với chủng loại đa dạng và quy mô lớn. Tuy nhiên lượng nitơ tăng đột ngột không tốt cho môi trường ao nuôi. Để có thể giảm thiểu khí độc hiệu quả, bà con cần biết về chu trình nitơ và cách xử lý nitơ trong ao.

 

 

 

 

Chu trình nitơ là gì?

 

 

Chu trình nitơ là quá trình nitơ chuyển hóa qua lại dưới các dạng hợp chất của nó. Các hợp chất nitơ đó thúc đẩy vi khuẩn tự nhiên phá vỡ và chuyển đổi NH3 thành các chất ít gây hại hơn. Ví dụ khi thức ăn dư thừa phân hủy, chúng sẽ tạo ra khí amoniac (NH3). Các vi khuẩn trong chu trình nitơ sẽ triệt tiêu NH3 đó. Nước sẽ không bị đục và sủi bọt nữa.

 

 

Nitơ trong ao tôm do đâu mà có? 

 

Mặc dù chu trình nitơ là hoàn toàn tự nhiên, vẫn có rất nhiều yếu tố tác động vào làm thay đổi.  Phân tôm, thức ăn thừa và chất bài tiết cũng làm tăng nồng độ hợp chất nitơ trong nước ao. Cao nhất là khi phân và thức ăn không được thu gom khỏi nguồn nước nuôi kịp thời. 

 

 

 

 

 

Nếu hàm lượng nitơ trong ao quá cao sẽ rất nguy hiểm. Hợp chất nitơ nhanh chóng thủy phân thành amoniac và được tảo hấp thụ. Tảo thực chất sẽ là nguồn thức ăn trực tiếp cho tôm cá. Tuy nhiên khi mật độ tảo cao do dư lượng nitơ, tảo lam phát triển ồ ạt. Đây còn biết đến là hiện tượng nước nở hoa. Khi tảo phát triển quá nhanh, chúng cũng sớm chết đi hàng loạt. Tảo chết sẽ bị phân hủy thải ra một lượng lớn amoniac đầu độc vật nuôi.

 

 

 

 

Mức độ ô nhiễm nitơ còn phụ thuộc vào loại tôm cá, mật độ nuôi, mùa và chế độ thay nước.

 

 

Khử nitơ trong ao tôm bằng cách nào?

 

 

Nguyên nhân chính làm rối loạn chu trình và tăng lượng nitơ là do chất thải hữu cơ tồn đọng. Để khắc phục rất đơn giản, bạn chỉ cần bổ sung vi sinh tự nhiên để tăng cường khả năng phân hủy. Bạn có thể dùng vi sinh Aquaculture Management có xuất xứ từ Anh Quốc. 

 

 

 

 

Vi sinh giải phóng enzyme, xúc tác phân hủy chất thải bài tiết, thức ăn thừa của tôm, cá. 

 

Chúng sẽ tiêu thụ toàn bộ chất dư thừa từ đáy tới mặt nước theo cơ chế oxy hóa. Bạn không cần phải tốn công dọn đáy ao thường xuyên nữa. Lớp bùn đáy cũng sẽ từ từ mà biến mất, trả lại sự trong lành và sạch sẽ cho nước ao. Nhờ phân hủy hoàn toàn, men vi sinh không gây ra tác dụng phụ, không độc đối với con người, động vật và nước.

 

 

Xem thêm: 

Cách xử lý nước phèn trong ao tôm

3 lý do nên xử lý bùn đáy ao bằng vi sinh

Đánh vi sinh ao tôm lúc nào là tốt?