h1

h2

h3

h4

h5
h6
Thực Tế Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Bánh Kẹo (Phần 2/2)

THỰC TẾ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY BÁNH KẸO (PHẦN 2/2)

 

nuoc-thai-nha-may-banh-keo

 

Thực tế xử lý nước thải nhà máy bánh kẹo phần 1

3. Kết quả xử lý nước thải nhà máy bánh kẹo

 

Khối lượng và nồng độ của nước thải nhà máy bánh kẹo biến động lớn theo mùa. Mặc dù BOD ở bể điều hòa dao động từ 2,000 đến 4,500 mg/l, thì nước thải đầu ra duy trì BOD 5 ~ 30 mg/l và COD-Mn 20 ~ 40 mg/l. Không có bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào cần sử dụng đến bể lắng đông tụ.

 

Cân bằng dinh dưỡng trong nước thải là BOD: N: P = 100: 0,4: 0,1 trong nhà máy sản xuất trái cây thạch và BOD: N: P = 100: 0,2: 0,1 trong nhà máy bánh ngọt. Như vậy, nitơ và phốt pho đang thiếu hụt trong cả hai trường hợp. Tuy nhiên, thay vì sử dụng các hợp chất hóa học, nước thải sinh hoạt từ bể tự hoại sau xử lý được trộn vào nước thải, chứa cả nitơ và phốt pho.

 

Ngoài ra, hệ thống đã tiết kiệm được chi phí vận hành và ngăn ngừa hiện tượng phú dưỡng bằng cách kiểm soát tỉ lệ nitơ và phốt pho dựa trên dữ liệu tỷ lệ chuyển đổi bùn thải BOD và yêu cầu dinh dưỡng. Ví dụ, nếu tỷ lệ chuyển đổi BOD thành bùn giảm xuống dưới 0,2 trong hoạt động bình thường thì không cần bổ sung dinh dưỡng.

 

4. Cân nhắc vận hành và bảo trì

 

Trong xử lý nước thải nhà máy bánh kẹo, bùn khối nhớt thường xuyên xuất hiện do sự tích tụ của polysacarit. Điều này làm bùn khó lắng trong bể lắng.

Tại các nhà máy sản xuất bánh ngọt, bánh mì, nước ép trái cây và các sản phẩm khác, có thể áp dụng các biện pháp để giảm bùn khối trong bể hiếu khí như sau:

4.1: Về mặt thiết bị:

 

Đảm bảo hệ thống của bạn sục khí tốt, đủ oxy giúp cho các vi sinh vật xử lý chất thải có thể sinh trưởng và tăng cường khả năng xử lý.

 

4.2: Về mặt hệ thống sinh học:

 

Bổ sung vi sinh mầm có khả năng xử lý tốt sẽ giảm thiểu vi khuẩn dạng sợi. Các vi sinh có lợi trong Envirozyme 2.0 sẽ bẻ gãy liên kết của vi sinh dạng sợi, làm cho bùn dễ lắng và trong nước.

 

 

vi-sinh-envirozyme-20.

 

 

REFFERENCES

  1. Ohnishi M. Confectionary, The Best Treatment of Food Processing Wastewater Handbook, p 351 (Science Forum, 2002).