h1

h2

h3

h4

h5
h6
Xử Lý Hiếu Khí Hay Kỵ Khí Hiệu Quả Hơn?

XỬ LÝ HIẾU KHÍ HAY KỴ KHÍ HIỆU QUẢ HƠN?

 

 

Có 2 phương pháp xử lý trong nước thải chính đó là Hiếu khí và kỵ khí. Xử lý hiếu khí là sử dụng các vi sinh oxy hóa chất thải hữu cơ trong môi trường giàu oxy hòa tan. Ngược lại với kỵ khí diễn ra trong môi trường không có oxy. Vậy cách xử lý nào hữu hiệu hơn cho hệ thống của bạn? 

 

 

Các đặc điểm của xử lý hiếu khí

 

Quá trình hiếu khí khử BOD và COD có trong nước được thực hiện bởi các vi khuẩn hiếu khí. Chúng dùng các chất hữu cơ có trong nước thải và một số khoáng chất làm nguồn dinh dưỡng và phân giải thành hợp chất vô cùng đơn giản. Các chất sau cùng có thể làm phân bón hữu cơ rất tốt cho cây trồng.

 

Ưu điểm:  

  • Hiệu suất xử lý trung bình từ 90-95%.

 

 

 

 

 

  • Quá trình xử lý chất hữu cơ diễn ra nhanh, trung bình thời gian lưu bể Aerotank từ 8h

 

  • Xử lý hiệu quả khi COD dưới 2000mg/L 

 

 

 

  • Khả năng loại bỏ các chất béo, dầu mỡ nhanh chóng.

 

  • Vi khuẩn hiếu khí có thể khử amoniac bằng phương pháp oxy hóa

 

  • Ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ thấp

 

 

 

Nhược điểm

 

  • Quá trình vi sinh hiếu khí loại bỏ COD tạo ra một lượng lớn bùn đáy  (bùn hoạt tính). VD Nước thải thực phẩm sẽ có rất nhiều bùn được sinh ra hàng ngày nên cần phải có bể chứa hoặc máy ép bùn để xử lý bùn dư.

 

 

 

 

 

  • Tốn chi phí điện cho việc sục khí 24h/24h

 

  • Không hiệu quả nếu xử lý nước thải có COD hòa tan cao hơn 2000mg/L.

 

 

Hệ thống xử lý kỵ khí 

 

Ở môi trường không có oxy, sinh vật kỵ khí phân giải chất thải thành CH4, CO2, N2, H2… Trong đó, khí metan (CH4) chiếm tới 80-90%. Quá trình kỵ khí được áp dụng xử lý chất thải công nghiệp có hàm lượng BOD, COD cao. Thông thường quá trình kỵ khí tại Việt nam là bể UASB, xử lý với dòng chảy ngược.

 

 

 

Ưu điểm:

 

  • Vi sinh kỵ khí khi xử lý tạo ra ít bùn hơn

 

 

 

 

  • Chịu tải COD, BOD, TSS cao. Nhiều hệ thống BOD > 20.000mg/L như nước thải rỉ rác cũng áp dụng quá trình này.

 

  • Khí metan là nguồn năng lượng cho vi khuẩn và giúp duy trì nhiệt cho quá trình phân hủy kỵ khí

 

  • Ít tốn chi phí năng lượng (điện)

 

  • Hệ thống hoạt động ổn định

 

  • Ít nhạy cảm với kim loại nặng

 

 

 

 


 

Nhược điểm:

 

 

  • Chỉ phù hợp nhất với chất thải chứa COD cao.

 

  • Quá trình vận hành phức tạp đòi hỏi phải có kỹ thuật vững.

 

 

 

  • Thời gian để nuôi cấy vi sinh thích nghi lâu, trung bình từ 30-45 ngày.

 

  • Chi phí xây dựng cao

 

 

 

  • Không có khả năng loại bỏ amoni và phosphate

Xem thêm: Xử lý kỵ khí nước thải thủy sản