h1

h2

h3

h4

h5
h6
Xử Lý Mùi Hôi Chuồng Trại Nuôi Heo

XỬ LÝ MÙI HÔI CHUỒNG TRẠI NUÔI HEO

 

 

 

Ở đất nước nông nghiệp, chăn nuôi chủ yếu như Việt Nam, thì việc các trang trại gia súc mọc lên là tất yếu. Song, rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho việc xử lý mùi hôi chuồng trại, đặc biệt là chuồng heo: Nguyên nhân gây mùi? Giải quyết như nào cho triệt để? Chi phí bao nhiêu? Gặp khó khăn trong việc khử mùi? …Bài viết này sẽ giúp nhà nông giải quyết các vấn đề trên.

 

 

Nguyên nhân

 

Có rất nhiều mùi tích tụ trong chuồng heo gây khó chịu. Để dễ dàng xử lý mùi hôi chuồng trại hiệu quả, Organica sẽ phân loại nguồn gốc như sau:

  • Mùi H2S: Phân heo được xử lý trong điều kiện kỵ khí, phân hủy ra nhiều hợp chất và acid hữu cơ nên chúng mang mùi đặc trưng của H2S. Mùi của phân heo còn phụ thuộc vào thức ăn của chúng. Thức ăn có pha càng nhiều bột tăng trọng thì chất thải ra sẽ có mùi càng nồng.

 

  • Mùi NH3 (amoniac): có nguồn gốc từ nước tiểu heo, mùi khai. Khí NH3 nặng hơn không khí nên sẽ lắng xuống và tụ dưới thấp, ngang tầm hít thở của gia súc.
  • Mùi chua acid: Thức ăn thừa rơi vào chuồng, trong máng ăn còn sót lại sẽ nhanh chóng lên men và có mùi chua cực gắt.
  • Các mùi khác: Do các hợp chất hữu cơ khác từ chất thải của heo, chuồng trại bị ẩm mốc,..

 

Cách xử lý mùi hôi hiệu quả

 

1. Bố trí và chăm sóc chuồng trại: chủ yếu làm giảm ảnh hưởng khó chịu của mùi.

 

  • Vị trí xây dựng chuồng trại nắm vai trò quan trọng trong việc giúp chuồng thông thoáng. Hướng gió sẽ ảnh hưởng đến cường độ của mùi. Việc bố trí hợp lý sẽ tránh được việc mùi chuồng trại bị gió thổi sang khu vực hàng xóm.

 

  • Trồng cây quanh khu chuồng trại. Cây xanh luôn là trợ thủ đắc lực giúp cho không khí trong lành.

 

 

 

  • Lắp đặt thêm quạt thông gió làm mát khu chuồng trại. Những vùng không đón gió tự nhiên thì có thêm quạt sẽ giúp không gian thoáng mát hơn.

 

  • Lót sàn: Nên sử dụng các vật liệu thấm nước (rơm, vỏ trấu, mùn cưa, lõi bắp). Lớp lót có chức năng hút ẩm. Một số loại lớp lót độn còn góp phần làm ức chế và tiêu diệt sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Vì vậy, lớp độn có thể hạn chế mùi hôi và khí độc phát sinh trong chuồng trại.

 

 

 

 

 

2. Khử mùi từ nguồn

 

Có nhiều cách để khử mùi: Tách khí có mùi ra khỏi môi trường, biến đổi thành khí ít mùi hơn. Quan trọng nhất vẫn phải xử lý mùi từ nguồn gốc.

  • Dọn dẹp phân heo: Phân heo là nguyên nhân chính gây mùi. Thường xuyên dọn dẹp và có biện pháp xử lý tốt phân heo có thể giảm 50-75% mùi. Bên cạnh đó, hiện nay đã có đệm lót sinh học chứa vi sinh vật với khả năng lên men phân giải chất thải của heo.

 

  • Xử lý chất thải bằng Biogas Phủ bạt hoặc hố Biogas là bước cuối cùng giúp chuồng nuôi luôn sạch sẽ và thông thoáng.

 

 

  • Kiểm soát thức ăn: Thành phần thức ăn cũng ảnh hưởng đến mùi phân và nước tiểu của heo. Đảm bảo thành phần thức ăn “sạch”, xem xét mức độ protein và các chất tăng trọng bên trong. Cần chọn thức phù hợp với độ tuổi của heo. Thức ăn để lâu sẽ lên men, kiểm tra dọn sạch thức ăn dư thừa sẽ giảm mùi chua. 

 

 

3. Sử dụng chế phẩm sinh học để khử mùi hôi chuồng trại

 

 

Các cách trên có thể giúp chuồng trại hạn chế mùi hôi. Tuy nhiên vẫn cần yếu tố duy trì sự ổn định và tăng cường khả năng phân hủy chất thải. Đó là lý do có các chế phẩm sinh học để hỗ trợ làm sạch chuồng trại. 

 

 

 

Odour Control Plus - dòng chế phẩm sinh học từ Châu Âu - có thành phần chính là enzyme phân hủy chất hữu cơ và chủng khuẩn chuyển hóa bào tử gây mùi. Vi khuẩn này có thể hấp thụ các phân tử mùi khi tiếp xúc và thay thế mùi khó chịu bằng hương thơm dễ chịu, tươi mát. Trong đó, còn các loại dầu thực vật hữu cơ tự phân hủy trong công thức dạng dung dịch nước.

 

 

Vi sinh Odour Control Plus đảm bảo an toàn cho người và động vật, không ô nhiễm môi trường. Trang trại lớn rất khó để đảm bảo sự khô ráo 100%, vì vậy men vi sinh chính là biện pháp triệt để và lâu dài nhất.

 

 

 

Bài viết khác

Xử lý mùi hôi chuồng gà

Xử lý dầu mỡ nhà bếp

Vi sinh xử lý dầu mỡ mất bao lâu?

7 điểm nổi bật của vi sinh Organica tại Anh Quốc