h1

h2

h3

h4

h5
h6
Xử Lý Nước Thải Bún Bằng Vi Sinh

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÚN BẰNG VI SINH

 

 

Hiện nay không chỉ nước thải từ các nhà máy mới gây ô nhiễm mà nước thải thực phẩm cũng là một vấn đề. Điển hình là xử lý nước thải bún - loại nước thải chứa nhiều chất khó làm sạch. 

 

 

 

 

Thành phần nước thải bún

 

Chất thải sản xuất bún chủ yếu chứa nhiều tinh bột và chất hữu cơ cần được phân hủy sinh học, cụ thể: 

 

Nước vo gạo chứa nhiều tính bột, vitamin, khoáng vi lượng, chất rắn lơ lửng chiếm khoảng 25 – 30% tổng lượng nước thải. Nước ngâm, rửa và luộc bún chứa nhiều tinh bột chiếm khoảng 40%. 30% còn lại đến từ nước thải còn đến từ quá trình rửa làm sạch thiết bị, máy móc.

 

Vì những thành phần trên mà nước thải bún chứa lượng BOD, COD khá cao. Thêm vào đó là nồng độ Nitơ, photpho cũng tăng lên và khó phân hủy hơn.

 

Nếu nước thải sản xuất bún không được xử lý đúng cách

 

Khi thải trực tiếp ra môi trường đồng nghĩa quá trình lọc tự nhiên bị cản trở. Nước để lâu ngày, sẽ xảy ra quá trình phân hủy sinh học kỵ khí, mùi hôi thối. Các vi sinh vật như ruồi, muỗi phát sinh, gây bệnh về đường hô hấp, bệnh da liễu…do tiếp xúc và hít phải các mùi độc hại trong một khoảng thời gian dài.

Nước thải bún còn ảnh hưởng tới mạch nước ngầm cũng như đất sẽ bị ô nhiễm khó có thể trồng trọt hay chăn nuôi.

 

Cách xử lý nước thải bún

 

Công nghệ xử lý nước thải hiện nay đi qua các bước:

 

Hầm ủ Biogas: xử lý trước các hợp chất hữu cơ với nồng độ ô nhiễm cao => giảm áp lực cho các công đoạn sau

 

Tại bể điều hòa: Điều hòa nồng độ ô nhiễm, ổn định lưu lượng cho công trình xử lý sinh học.

 

Bể kỵ khí: vi sinh kỵ khí chủ yếu hoạt động khử NH4+ và NO3- độc thành khí N2.

 

Bể hiếu khí: Đây là giai đoạn sử dụng vi sinh hiếu khí để khử COD, BOD. Nitơ, tinh bột và chất hữu cơ dư thừa trong nước là nguyên nhân làm tăng BOD, COD. Vi sinh có thể phân hủy sinh học các chất này, giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải. Quá trình xử lý sau đó cũng sẽ dễ dàng hơn.

 

Bể lắng: Các chất rắn lơ lửng sẽ được loại bỏ bằng quá trình lắng trọng lực.

 

Cuối cùng là bể khử trùng. Nước thải sau xử lý được thu lại để khử các vi khuẩn gây bệnh trong dòng thải. Tuy nhiên ở bể hiếu khí nếu có sử dụng vi sinh thì bước khử trùng này khá nhanh chóng. Các tạp chất và mầm bệnh không sinh ra nhiều do các chất hữu cơ dư thừa đã được vi sinh tiêu thụ.


 

Vì sao nước thải bún có thể xử lý bằng vi sinh

 

Vi sinh có chứa các vi khuẩn tự nhiên có khả năng phân hủy sinh học. Có hai loại vi sinh là ADTWWT từ hãng Organica UK.

 

Men vi sinh xử lý nước thải hiếu khí WWT gồm vi khuẩn và các chất xúc tác. Thành phần này sinh ra các enzyme loại bỏ “mỡ bôi trơn” trôi nổi từ các hệ thống nước thải.

 

Đối với vi sinh ADT, nhờ vào mật độ vi sinh 5 tỷ/gram giúp dùng ít sản phẩm nhưng vẫn có hiệu quả cao. Chỉ 5-10mg/m³/ngày đối với liều khởi động và 2-5mg/m3/tuần đối với liều duy trì. Ngoài ra, bà con không cần phải sục khí để khởi động trước khi cho vào hệ thống. Tuy là vi sinh dạng bột nhưng ADT chỉ cần hòa tan vào nước và để thoáng 30′ là có thể sử dụng.

 

Xem thêm: Bổ sung vi sinh xử lý nước thải WWT có tác dụng gì?