h1

h2

h3

h4

h5
h6
Các Loại Vi Khuẩn Oxy Hóa Sulfua Và Xử Lý H2S

CÁC LOẠI VI KHUẨN OXY HÓA SUNFUA VÀ XỬ LÝ H2S

 

 

Để xử lý H2S trong nước thải, vi sinh chuyển đổi H2S lại thành lưu huỳnh và sunfat. Có rất nhiều chủng khuẩn thực hiện nhiệm vụ này. Mỗi điều kiện bể khác nhau sẽ có các vi sinh khác nhau.

 


 

 

Vi khuẩn quang dưỡng xử lý H2S 

 

 

Vi khuẩn lưu huỳnh tía và vi khuẩn lưu huỳnh màu xanh lá cây là hai dạng phổ biến

 

 

Phản ứng        H2S -> S + 2H + + 2e-.

 

 

 

 

 

 

Cả hai chủng đều cần được duy trì ở số lượng lớn ổn định để xử lý lưu huỳnh. Cộng thêm điều kiện môi trường anoxic / kỵ khí và ánh sáng mặt trời để tạo sinh khối. 

 

 

Có thể tìm thấy vi sinh quang hợp oxy hóa lưu huỳnh trong các hệ thống nhà máy đường và nhà máy giấy. Đôi khi vi khuẩn lưu huỳnh sẽ biến đổi nước thành màu hồng hoặc tím. Vấn đề với các vi khuẩn này là gây ra TSS trong nước cao.

 

 

 

 

Vi khuẩn hóa dưỡng oxy hóa H2S

 

 

Có hai chủng vi khuẩn chính là Thiobacillus & Starkeya sp. Chúng tạo ra năng lượng bằng cách sau đây

 

 

 

 

 

H2S + ½O2 → S + H2O + năng lượng

 

S + ½ O2 + H2O → SO4 + 2H+ + năng lượng

 

 

Axit sunfuric (H2SO4) là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa Thiobacillus. Vi khuẩn Thiobacillus sống trong điều kiện pH thấp, từ mức gần trung tính xuống 2. 

 

 

Hầu hết Thiobacillus và Starkeya đều là các vi khuẩn hiếu khí bắt buộc, tuy nhiên trong đó vẫn có loài sử dụng nitrat (NO3) thay vì oxy. Các loài này được gọi là Thiobacillus khử nitơ

 


 

Vi khuẩn Paracoccus khử nitơ và vi khuẩn Thiosphaera Pantotropha

 

 

Đây là hai chủng đặc biệt nhất trong số các chủng vi sinh oxy hóa lưu huỳnh. Những vi khuẩn này có khả năng chuyển đổi lưu huỳnh thành các dạng oxy hóa với các phản ứng hóa học tương tự như Thiobacillus. Chúng cũng phát triển bằng cách chuyển đổi các chất hữu cơ thành chất dễ bay hơi. Vì vậy hệ thống được xử lý thường có mùi hôi, tạo ra axit axetic, propionic và butyric.

 

 

 




Xem thêm: Tác hại của H2S