h1

h2

h3

h4

h5
h6
Vì sao phải hạn chế chất rắn vào bể sinh học?

Vì sao phải hạn chế chất rắn vào bể sinh học?

 
 

Bạn thấy rằng nhiều hệ thống nước thải tiến hành xử lý sơ cấp (tách rác, cặn, keo tụ, tuyển nổi...) trước khi đưa nước thải vào bể hiếu khí. Mục đích chính là hạn chế chất rắn lơ lửng (SS) vào bể sinh học. Chất rắn ở đây được hiểu là chất rắn không hòa tan.

 

máy tách rác hạn chế chất rắn vào bể sinh học

 

1. Hạn chế chất rắn vào bể sinh học do vi sinh chỉ có thể xử lý chất rắn hòa tan

Về cơ bản, vi sinh chỉ là các tế bào rất nhỏ bé. Ngoài cùng là thành tế bào, màng tế bào chất rồi tế bào chất, nhân…

Chúng nhỏ không có miệng nên sẽ “ăn” bằng cách hấp thụ qua màng. Bởi vì lý dó đó mà chúng chỉ hấp thụ được các chất ở dạng hòa tan, dạng keo. Nếu các chất chưa ở dạng hòa tan thì vi sinh sẽ tiết ra enzyme phù hợp để cắt nhỏ các chất đó. Các chất phức tạp sẽ trở thành các chất đơn giản như đường đơn, axit amin, axit béo, glixerin…Các chất đơn giản đó sẽ được vận chuyển qua màng tế bào theo nhiều các. Sau đó được bộ máy bên trong chuyển thành dinh dưỡng nuôi tế bào.

Các chủng vi sinh khác nhau sẽ xử lý các loại chất rắn hòa tan khác nhau. Ví dụ nước thải chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản có lượng COD, BOD, dầu mỡ nhiều thì hệ thống các chủng trong men vi sinh Control có thể hấp thụ được. Còn men vi sinh AD Boost sẽ tối ưu quá trình xử lý kỵ khí.

 

 

2. Thời gian lưu ở bể hiếu khí không đủ để phân hủy chất rắn không hòa tan

Thời gian lưu nước trung bình ở bể aerotank là từ 8 đến 12 tiếng. Khoảng thời gian hạn hẹp này không đủ để vi khuẩn xử lý chất rắn, phân hủy chúng thành chất nhỏ hơn mà vi sinh hấp thụ được.

3. Chất rắn không xử lý trong hệ thống XLNT được

Như tên gọi, hệ thống xử lý nước thải là để xử lý nước thải. Chất rắn vốn cần được xử lý riêng biệt bởi các hệ thống xử lý rác thải. Rác thải ở đây có thể là vỏ trái cây, khoai lang, mang cá... Chất rắn tạp lẫn vào trong nước thải cần được tách ra, thu gom lại và chuyển cho khu xử lý rác tập trung. Ở đó họ có công nghệ riêng biệt để xử lý rác thải.

Xem thêm: 10 sự thật thú vị về vi khuẩn