h1

h2

h3

h4

h5
h6
Xử Lý Bọt Nổi Nhiều Ở Bể Aerotank

XỬ LÝ BỌT NỔI NHIỀU Ở BỂ AEROTANK

 

 

Bể aerotank là Bể Aerotank là bể hiếu khí nhân tạo dùng cho quy trình xử lý sinh học nước thải. Tuy nhiên 90% các bể luôn gặp tình trạng bọt trắng hoặc nâu nổi đầy mặt nước. Nguyên nhân và cách xử lý bọt nổi nhiều ở bể Aerotank như thế nào, hãy xem bài viết sau đây.

 

 

 

 

 

 

 

Bể Aerotank hoạt động như thế nào?

 

 

Aerotank hoạt động dựa vào khả năng oxy hóa chất hữu cơ của vi sinh tự nhiên. Các vi sinh tạo enzyme phân giải, hoặc dùng chất hữu cơ dư thừa làm dinh dưỡng phát triển. Theo cơ chế đó, khi sinh vật tăng sinh khối, nồng độ của các chất ô nhiễm sẽ giảm xuống.

 

Là bể hiếu khí, các vi sinh bên trong cũng là chủng hiếu khí. Oxy là một yếu tố cần thiết để duy trì hoạt động của bể. Người ta dùng máy sục khí bề mặt, máy thổi khí… để cung cấp không khí trong bể Aerotank một cách liên tục. 

 

 

 

Nguyên nhân bọt nổi nhiều ở bể Aerotank

 

 

Vấn đề chính liên quan đến nổi bọt bể hiếu khí là bông bùn bị bung, không thể keo tụ. Vi khuẩn dạng sợi thường được xem là nguyên nhân chính gây ra bọt trong bể hiếu khí. Các vi khuẩn này chỉ cần thiết để xử lý chất rắn trong bùn hoạt tính thông thường với số lượng ít. Khi số lượng vi khuẩn tăng lên, các bọt dính nhớt màu nâu sẽ hình thành.

 

 

 

 

 

Thành phần nước thải cũng là một trong những yếu tố quan trọng hình thành bọt. Chủ yếu xảy ra ở các nhà máy xử lý nước thải hoạt động ở nhiệt độ thấp (<15 °C) với tốc độ tải bùn dưới 0,1 kg BOD5/kg SS/ngày.

 

 

Cách xử

 

 

Xử lý bọt nổi nhiều ở bể aerotank bằng phương pháp vật lý

 

 

 

 

Bể hiếu khí nổi bọt là do các vi khuẩn dạng sợi hình thành và bọt khí phân tán tạo thành một lớp cặn màu nâu trên bề mặt của bể hiếu khí và bể lắng thứ cấp. Phương pháp lý học được sử dụng để kiểm soát và cắt giảm ảnh hưởng có hại của bọt chủ yếu là:

 

 

 

 

 

 

 

  • Giảm thời gian lưu nước làm thay đổi điều kiện vận hành của bể. Trong xử lý nước, thuật ngữ thời gian lưu trung bình cư trú của tế bào (MCRT) là tham số mô tả số ngày trung bình vi sinh vật ở lại trong quá trình bùn hoạt tính. Thời gian lưu nước ngắn, các vi sinh vật ở lại cũng không nhiều nên khó để sinh sản thêm bất cứ loại khuẩn có hại nào. Đó là lý do giảm MCRT có thể kiểm soát bọt.

 

 

 

  • Kiểm soát nồng độ oxy hòa tan trong bể tiền oxy hóa bằng cách sục khí.
  • Các phương pháp không chuyên dụng như là phun nước, hơi nước cũng được ứng dụng.

 

 

Xử lý bể hiếu khí nổi bọt bằng phương pháp hoá học

 

 

 

 

 

 

 

 

Có thể dùng các hoá chất chuyên dụng như Clo để đưa vào hệ thống cũng là một cách. Khử clo hỗ trợ quá trình tạo bùn hoạt tính và giảm bọt. Tuy nhiên hầu như cũng không đem lại hiệu quả 100%. Cần kết hợp thêm với phương pháp sinh học khác.

 

 

Xử lý bể hiếu khí nổi bọt bằng vi sinh mầm (phương pháp sinh học)

 

Men vi sinh là các vi sinh vật có sẵn trong tự nhiên có khả bẻ gãy các vi khuẩn dạng sợi, kết dính các bông bùn, tạo bông bùn to và lắng tốt hơn. Các vi sinh này được lựa chọn tổng hợp trong các dòng bột vi sinh. 

 

 

 

Có hai dòng bột vi sinh được lựa chọn nhiều nhất. Một là Envirozyme 2.0 cho hệ thống XLNT công nghiệp. Hai là vi sinh F33 cho hệ thống XLNT sinh hoạt chứa dầu mỡ.

 

 

Đặc biệt F33 là dòng vi sinh của hãng Organica Anh Quốc. Với công nghệ tiên tiến, vi sinh F33 có thể nhanh chóng thích nghi với nhiều môi trường, kể cả với khí hậu Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

Các phương pháp hiện tại để xử lý bể hiếu khí nổi bọt bao gồm điều chỉnh chế độ vận hành, kiểm soát nồng độ oxy hòa tan, phun nước, bổ sung polymer, khử trùng bằng clo và một phương pháp mới và thân thiện với môi trường là xử lý vi khuẩn dạng sợi.